Trang chủ » Thực trạng dịch thuật tại Việt Nam hiện nay

Thực trạng dịch thuật tại Việt Nam hiện nay

Bốn thế hệ dịch thuật tại Việt Nam hiện nay

Tác giả Lâm Quang Đông đã chia các thế hệ biên – phiên dịch tại Việt Nam hiện nay thành bốn nhóm. Thứ nhất là nhóm các dịch giả có tiếng, tên tuổi của họ gắn liền với những tác phẩm dịch lừng lẫy của văn học Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc,…, gồm: Đỗ Đức Hiểu, Thái Bá Tân, Thuý Toàn. Nhóm biên – phiên dịch này đa số đều ở độ tuổi không còn trẻ, hiếm người còn có thể chuyên tâm đảm nhận công việc dịch thuật vốn rất căng thẳng và cần sự nhanh nhạy của tuổi trẻ.

Thứ hai là thế hệ chuyên sâu lĩnh vực phiên dịch hơn là lĩnh vực biên dịch. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là những người thuộc nhóm này, đa số đều giữ các chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức; điều kiện công việc tại đây không cho phép họ dành nhiều thời gian cho công tác dịch thuật nói chung và phiên dịch nói riêng.
Thứ ba là nhóm các giảng viên, dù đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực biên – phiên dịch (giảng dạy bộ môn biên – phiên dịch trong các trường đại học, cao đẳng, …) nhưng họ cũng không có nhiều thời gian cho công việc dịch thuật, do phải chuyên tâm cho công tác đào tạo.

Thứ tư là các em sinh viên mới ra trường, không có nhiều kinh nghiệm dịch thuật nói chung. Về cơ bản, họ là những người có điều kiện thuận lợi nhất để đảm nhận công việc biên – phiên dịch.Ngoài ra, còn một nhóm biên – phiên dịch hiện nay nữa, cũng đang hoạt động khá sôi nổi là những người biết ngoại ngữ (không được đào tạo qua trường lớp).
Cả bốn nhóm biên – phiên dịch này đều đảm nhận số lượng công việc liên quan đến dịch thuật khổng lồ, tuy nhiên, về cơ bản, nghành dịch thuật ở Việt Nam vẫn chưa có một diện mạo xứng tầm, chưa có tính chuyên nghiệp.

Hậu quả của thiếu chuyên nghiệp trong dịch thuật ở Việt Nam

Hậu quả của việc thiếu chuyên nghiệp trong ngành dịch thuật ở Việt Nam đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trên Báo Đầu tư đã có lần đăng bài nói về việc Bộ trưởng “cứu” phiên dịch một bàn thua trông thấy.Phiên dịch viên đã dịch tên công ty (Proctor and Gambles) thành “chúng tôi kinh doanh ở đây như đánh bạc”. Hay trường hợp khác dịch ngôn ngữ lập trình Java thành một địa danh tại Indonesia. Đây chỉ là hai trường hợp rất điển hình được nói đến thời gian gần đây.
Nói về những sai sót dịch thuật trong phim cũng nhiều và nghiêm trọng không kém, một số trường hợp biên dịch đã bóp méo sự thật, khiến sự việc quay ngược 180 độ. Ví dụ, We can’t get through, lẽ ra phải dịch là Không xong rồi, thực tế, nó lại được dịch là Chúng ta không thể xuyên qua; We can’t come to terms (Không thể thống nhất) nhưng được dịch thành Chúng ta không thể đến kì học được. Những sai sót trên vô cùng nghiêm trọng vì số lượng người phải tiếp cận những cái sai sót đó là vô cùng lớn (khán giả truyền hình).

Thiếu chuyên nghiệp của dịch thuật ở Việt Nam đặc biệt là dịch thuật Hà Nội cũng được thể hiện rất rõ qua các cấu trúc bị động, rất nhiều MC truyền hình, người Việt nổi tiếng đang sử dụng những cấu trúc lạ lẫm, ngoại lai này. (Chương trình này được tài trợ bởi Pond và Ômô, Cuốn sách này được viết bởi Hemingway, …).
Thực trạng này đã đặt ra một yêu cầu cấp bách hiện nay là cần phải có quy định cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ của đội ngũ MC truyền hình cũng như công việc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *